Các chủ doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược phục hồi này để giúp các doanh nghiệp phát triển trở lại trong điều kiện khó khăn, đặc biệt là khủng hoảng COVID - 19 hiện nay.

Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế như hiện nay, dịch bệnh hoành hành khiến chúng ta không lường trước được những sự việc có thể xảy ra đối với doanh nghiệp của mình. Những điều này sẽ càng trở nên khó khăn đối với những doanh nghiệp nhỏ vì mô hình những doanh nghiệp này thường không lớn, dễ gặp biến cố nếu có sự việc không may xảy ra. Và với diễn biến vẫn vô cùng phức tạp của tình hình dịch bệnh hiện nay thì những doanh nghiệp nhỏ cần có cho mình những chiến lược phục hồi tốt nhất như sau:

1. Xây dựng nhiều luồng doanh thu

Có rất nhiều thông tin liên quan đến việc sử dụng nhiều dòng doanh thu và cách tạo ra chúng. Đối với một số chuyên gia thì việc xây dựng được nhiều dòng tiền sẽ giúp tăng trưởng doanh thu tối đa. 

Thực tế đã cho thấy rằng có rất ít doanh nghiệp được định hướng để xây dựng xung quanh một sản phẩm duy nhất. Việc đa dạng hóa các sản phẩm cùng một lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhiều hơn.

Ngoài ra, việc xây dựng nhiều luồng doanh thu không đơn thuần chỉ là bán các sản phẩm khác nhau. Lúc này các doanh nghiệp cần có nhiều phương án marketing từ các nền tảng khác nhau như:

+ Video trên Youtube, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, nêu lên những ưu điểm, trải nghiệm người dùng thực tế.

+ Các kênh marketing online như: facebook, zalo, instagram..

+ Dịch vụ tư vấn trực tiếp, thu hút người sử dụng sản phẩm.

+ Dịch vụ cài đặt và bảo trì tạo điều kiện để khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp của bạn.

Một cách minh họa dễ hiểu trong trường hợp này: Nếu sản phẩm chính của bạn chiếm 80% doanh thu thì trong trường hợp nền kinh tế bị suy thoái, bạn sẽ mất hoàn toàn 80% doanh thu vốn có. Tuy nhiên nếu bạn có nhiều luồng doanh thu khác nhau thì bạn đã có thể khắc phục đến 90% tình trạng này. Để đạt được điều này còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp bạn.

Sẽ không có giới hạn về các nguồn doanh thu khác nhau bên cạnh nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp bạn. Tất cả sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh bạn điều hành, nhu cầu thị trường và các ý tưởng kinh doanh của riêng bạn.

2. Tìm nguồn vốn dự phòng

Một chủ doanh nghiệp giỏi sẽ nhận ra được những thời điểm thuận lợi và không đối với doanh nghiệp mình. Vì vậy, họ sẽ tìm kiếm trước một nguồn huy động vốn thích hợp, đảm bảo đúng thời điểm để giúp doanh nghiệp vượt qua những thời kỳ tồi tệ nhất.

Điều này cũng thể hiện được khả năng của chủ doanh nghiệp trong việc nắm bắt những gì sẽ xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp. Những chi phí phát sinh không thể lường trước có thể được kể đến như: chi phí nhân viên, chi phí tạo ra sản phẩm, marketing, quảng cáo..

Đừng đợi đến những lúc khó khăn mới bắt đầu tìm nguồn tài trợ. Chỉ có những nguồn vốn dự phòng mới giúp đỡ doanh nghiệp của bạn vượt qua những khó khăn không cần dự báo trước. Những nguồn vốn dự phòng này có thể đến từ những nhà đầu tư, người ủng hộ, các chương trình cho vay hoặc chính tài khoản tiết kiệm được của các chủ doanh nghiệp.

3. Xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp có những khách hàng trung thành. Nếu bạn tạo ra một thương hiệu xứng đáng với lòng trung thành thì việc duy trì doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế suy thoái sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Ngay cả khi khách hàng của bạn không thể mua hàng của bạn thường xuyên như trước đây nhưng chắc chắn tỉ lệ họ quay lưng với doanh nghiệp bạn sẽ giảm đi đáng kể. Tận dụng lòng trung thành đó theo một số cách:

- Xây dựng chương trình khuyến mại cho khách hàng của bạn. Những voucher giảm giá vì họ đã lựa chọn doanh nghiệp của bạn thay vì của những đối thủ khác, khiến họ cảm thấy được coi trọng, được đối xử đặc biệt.

- Tiếp cận khách hàng của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội. Tạo ra các buổi trò chuyện để họ thấy tin tưởng thương hiệu của bạn.

4. Chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng

Để có được những khách hàng trung thành thì doanh nghiệp của bạn nên đầu tư thời gian vào việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng bằng những phương tiện truyền thông đại chúng hiệu quả.

Hãy nhớ rằng đừng làm họ thất vọng, chú trọng việc giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng. Không nên bỏ qua bất cứ khách hàng tiềm năng nào.

Nên biết nhận những khuyết điểm và chấp nhận xin lỗi khách hàng, xử lý mọi tình huống theo cách tốt nhất sẽ có tác dụng củng cố lại niềm tin của khách hàng, giúp họ không quay lưng lại với doanh nghiệp của bạn.

Sử dụng phần mềm chăm sóc khách hàng nhằm hỗ trợ nhân viên của bạn có những chiến lược tiếp xúc với khách hàng một cách tốt nhất. Trong trường hợp bạn không thể túc trực mọi lúc mọi nơi, bạn có thể tạo lập một chatbot hoặc gửi email, sms cho khách hàng để luôn theo sát họ một cách tốt nhất.

Làm cho khách hàng của bạn cảm thấy họ quan trọng là điều vô cùng cần thiết. Nếu không được đảm bảo điều này, khách hàng sẽ sẵn sàng quay lưng với doanh nghiệp của bạn khi khủng hoảng kinh tế, thị trường diễn ra.

5. Tạo một bản sắc riêng biệt

Chìa khóa cuối cùng để xây dựng một doanh nghiệp nhỏ có thể phục hồi sau bất kỳ cuộc suy thoái kinh tế nào là tạo ra một thứ gì đó thực sự độc đáo. Khi bạn xây dựng cơ sở khách hàng của mình, hãy chú ý đến phản hồi, khoảng trống trên thị trường và các chỉ số khác để cho bạn biết điều gì còn thiếu; nếu bạn có một sản phẩm có nhiều sự cạnh tranh, hãy xem những chi tiết nào có thể khiến bạn thực sự nổi bật so với phần còn lại.

Bên cạnh đó, hãy tạo ra một bản sắc thương hiệu độc đáo với thông điệp hài hòa, hình ảnh thân thiện, đặc sắc. Một nét riêng chỉ doanh nghiệp bạn có để thu hút sự chú ý và tạo ra kết nối với khách hàng qua mọi khía cạnh.

Không ai biết được điều gì có thể xảy ra với nền kinh tế hiện tại, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hoành hành. Hãy luôn “Hy vọng điều tốt nhất và chuẩn bị tốt cho những điều tồi tệ nhất” để từ đó doanh nghiệp của bạn có thể phục hồi sau bất cứ cuộc suy thoái kinh tế nào và tiếp tục phát triển, thành công trên con đường phía trước!

Hy vọng bài viết đã giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn trong việc tìm ra giải pháp giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua mọi thời điểm kinh tế khó khăn. Chúc các bạn luôn thành công!

Bài viết liên quan
BESbswy