“Một số người nói rằng văn hóa chính là hệ thống miễn dịch của đội ngũ chiến thắng”

Nó có thể được định nghĩa như việc lập trình tinh thần cho tập thể, biểu hiện đặc trưng của những thành viên trong một đội ngũ so với những đội ngũ khác. Nó cũng có thể được xem là sự phát triển hay cải thiện tư duy thông qua việc giáo dục hoặc đào tạo. Trong suốt những năm tôi đảm nhiệm nhiều vai trò, làm việc với hơn 100 đội ngũ trong lĩnh vực thể thao và kinh doanh, rõ ràng là có sự khác biệt to lớn giữa các tổ chức và đội ngũ đạt được thành công bền vững và những tổ chức không làm được điều đó. Điều này chắc chắn bắt đầu bằng sự gắn kết, yếu tố tạo ra phong cách lãnh đạo mới mẻ và kích hoạt nền văn hóa thịnh vượng.

THÀNH CÔNG BỀN VỮNG

Trong một nền văn hóa chiến thắng, bạn có thể tìm thấy sự tôn trọng, tin tưởng và một phong cách sống thoải mái. Bạn biết rằng mình có được một nền văn hóa thịnh vượng khi những thành viên hiện tại trong đội ngũ của bạn nói về đội ngũ của họ và những giá trị văn hóa tích cực của đội ngũ với bạn bè hoặc gia đình họ. Sau đó những người này sẽ được bổ sung vào đội ngũ cổ vũ của bạn! Nếu bạn nhìn vào những đội ngũ thành đạt nhất, những người có được thành công bền vững luôn là những người có phong cách lãnh đạo vững vàng và đáng tin cậy. Đặc tính này được khắc sâu vào các thành phần trong đội ngũ ở tất cả mọi cấp độ để ngay khi những tân binh mới gia nhập vào đội ngũ, họ sẽ nhận thức những kỳ vọng cần được đáp ứng. Họ được bao bọc bởi chúng, và họ nhìn thấy chúng ở khắp mọi nơi họ đến.

Cựu đội trưởng và huấn luyện viên của Đội Khúc côn cầu Quốc gia Úc - Kookaburas, Tiến sĩ Ric Chalesworth nói rằng “Những đội ngũ xuất sắc nhất có số lượng nhà lãnh đạo mang tính chất quyết định”. Đây chính là chìa khóa để đạt được những thành công bền vững. Một nền văn hóa chiến thắng biến đổi những thành viên gắn kết ở một chừng mực nào đó trong đội ngũ trở thành những nhà lãnh đạo hoàn toàn gắn kết.

Dù trong bất cứ lĩnh vực hoặc ngành nghề nào, các tổ chức đều tồn tại nhờ vào những con người làm việc cho họ và những tình nguyện viên. Nếu bạn hiểu sai, bạn có thể khiến cho doanh nghiệp của mình thụt lùi trong nhiều năm. Nếu bạn không có sẵn một nền văn hóa vững vàng khi giông tố kéo đến thì có khả năng bạn sẽ sớm hối hận và nhận thấy mình đang mắc kẹt trong một giai đoạn tái xây dựng khác. Nếu điều này xảy ra khi việc thu hút những tân binh mới sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, trong khi ảnh hưởng của nó đối với tinh thần của những thành viên hiện tại trong đội ngũ của bạn sẽ khuyến khích họ nghĩ đến việc tìm kiếm một nơi làm việc khác tốt hơn.

GIỮ CHÂN THÀNH VIÊN TRONG ĐỘI NGŨ

Trong cả hai lĩnh vực kinh doanh và thể thao, việc giữ chân các thành viên trong đội ngũ có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với lợi tức đầu tư của bạn. Để mất đi những thành viên chính và nhân viên bởi giá trị đạo đức bị phai mờ và sự thiếu gắn kết chính là lãng phí tiền bạc. Tựu chung, nhân sự không rời bỏ công ty mà họ rời bỏ những nhà lãnh đạo họ. Các nhà lãnh đạo đặt nền móng cho lòng trung thành và quá thường xuyên là sự bất trung thành.

Nếu bạn suy nghĩ về lịch sử tuyển dụng của mình trong quá khứ, đánh giá những điều quan trọng đã thúc đẩy bạn bắt đầu tất cả, thường thì bạn sẽ nhận thấy một khuôn mẫu và thông điệp rõ ràng. Có một số vấn đề đối với việc lãnh đạo. Hầu hết mọi người không thay đổi công việc chỉ vì tiền bạc. Họ gần như không bao giờ tự nhiên từ chức hoặc từ chức mà không có sự cân nhắc thận trọng. Một điều gì đó xảy ra một thời điểm nào đó đã khiến mọi thứ trở nên sai trái. Và nếu bạn thử tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng họ không đổ lỗi cho công ty, đội ngũ, cách bày trí văn phòng hay địa điểm, thật ra trong hầu hết mọi trường hợp, họ đổ lỗi cho phong cách lãnh đạo.

Họ gia nhập vào tổ chức bởi vì tại thời điểm đó họ nghĩ rằng điều đó tốt cho họ, và họ khao khát mong muốn đó là một sự lựa chọn đúng đắn. Nhưng khi họ nói về giá trị đạo đức, khi họ bày tỏ sự thất vọng đối với sự thiếu rõ ràng đối với vấn đề thăng tiến trong sự nghiệp, khi họ nói phong cách giao tiếp thật nghèo nàn, thì họ cũng đang nói với bạn rằng họ đang rời bỏ chính những người lãnh đạo. Cuối cùng, các cấp lãnh đạo và quản lý phải chịu trách nhiệm về nền văn hóa, bao gồm cả vấn đề đạo đức, giao tiếp, sự thăng tiến và mức độ hài lòng cá nhân của họ.

Khi thực hiện các cuộc phỏng vấn thôi việc, đội ngũ quản lý hiếm khi thừa nhận bất cứ lỗi lầm nào thuộc về mình. Họ sẽ luôn thắc mắc vấn đề của người nhân viên rời bỏ công ty là gì, liệu họ có phù hợp với tổ chức ngay từ đầu và liệu có phải họ bỏ đi để theo đuổi cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn. Doanh nghiệp chỉ là những con người và những cỗ máy. Không một ai từ bỏ vị trí vì điều đó. Đó là vì văn hóa, động lực, những hành vi, môi trường, sự khích lệ, tầm nhìn, vấn đề học tập và phát triển, và định hướng được đặt ra bởi những nhà lãnh đạo mà họ được truyền cảm hứng để tuân theo hoặc không.

Lần tiếp theo khi một ai đó từ bỏ công việc của mình, hãy dành thời gian suy nghĩ về lý do thật sự khiến họ thôi việc là gì. Thông thường thì họ rời đi không phải vì công ty mà chính là vì vấn đề lãnh đạo.

Lý do chính khiến nhân sự rời bỏ công ty hoặc tìm kiếm một nơi khác để làm việc là vì họ không gắn kết. Họ rút lui, họ làm việc kém hiệu quả hơn và có lẽ họ đang làm việc vất vả (nhưng không làm việc một cách thông minh). Cơ hội giữ chân nhân sự luôn ít hơn nếu như họ không có được tầm nhìn cho chính bản thân mình, có thể là vì tổ chức cũng không đặt ra một tầm nhìn rõ ràng. Để khởi động một cuộc tranh luận hùng hồn một cách tuyệt vời thì cần bắt đầu trao đổi trong đội ngũ về giá trị văn hóa của tổ chức.

Bài viết liên quan
BESbswy