Chắc hẳn nhiều người cũng đã từng nghe về những mô hình marketing phổ biến, trong đó sẽ có mô hình 5P. Cùng tìm hiểu thông tin về mô hình marketing 4P thông qua bài viết sau đây để biết tại sao mô hình này lại được ưa chuộng trong các doanh nghiệp đến như vậy!
Marketing 5P là gì?
Marketing 5P là mô hình marketing mới được xây dựng và phát triển dựa trên lý thuyết động lực tâm lý học của tháp nhu cầu Maslow. Cụ thể hình ảnh về tháp nhu cầu của Abraham Maslow như sau:
Để doanh nghiệp thực sự thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp của bạn cần có những cách hiểu nhất định về sự gắn kết. Tháp Maslow bên cạnh việc sơ đồ hóa nhu cầu tâm lý và động lực của con người thì cũng sẽ mở ra một mô hình tư duy mới đặc biệt về các chiến lược marketing áp dụng cho các doanh nghiệp thành công.
Chúng ta đã được biết đến mô hình marketing 4P tuy nhiên mô hình này tồn tại một nhược điểm là chỉ phù hợp với mẫu khách hàng tĩnh (tức chỉ quan tâm đến đúng 1 vấn đề khi quyết định mua). Tuy nhiên thực tế đã cho thấy rằng tâm lý mua hàng của khách hàng không hề đơn giản như vậy vì nhu cầu của con người thay đổi theo thời gian, môi trường xung quanh. Khách hàng ngày nay sẽ quan trọng việc trải nghiệm các sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra nhiều hơn bên cạnh các hoạt động marketing truyền thống.
Khi đó, mô hình 5P đã giải quyết mọi nhược điểm của mô hình 4P với sự phát triển dựa trên nền tảng tháp Maslow theo 5 yếu tố:
-
Purpose: Mục đích
-
Pride: Niềm tự hào
-
Partnership: Đối tác
-
Protection: Bảo vệ
-
Personalization: Cá nhân hóa
Các yếu tố trong mô hình 5P
Trong mô hình 5P, các yếu tố cấu thành có những ý nghĩa như sau:
Mục đích ở đây là giúp khách hàng cảm thấy được doanh nghiệp hỗ trợ những vướng mắc của cá nhân mình hoặc giúp họ nâng cấp giá trị của bản thân mình. Thực tế đã cho thấy rằng, một doanh nghiệp muốn phát triển thành công luôn cần đáp ứng những nhu cầu, mục đích của khách hàng đề ra. Không phải ngẫu nhiên mà Purpose được đặt lên là yếu tố đầu tiên của mô hình 5P trong marketing này.
Yếu tố này mang ý nghĩa rằng doanh nghiệp hãy làm như thế nào, bằng cách nào để khách hàng cảm thấy tin tưởng, hãnh diện, truyền cảm hứng khi được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Khi đó, họ sẽ sẵn sàng nói tốt, giới thiệu sản phẩm của bạn đến với người khác giúp doanh nghiệp của bạn gia tăng doanh thu đáng kể.
Ở đây, doanh nghiệp hãy làm cho khách hàng cảm thấy doanh nghiệp vô cùng gần gũi, hợp tác tốt và đem đến những chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo cho họ.
Khách hàng cảm thấy yên tâm, tin tưởng khi được hợp tác với doanh nghiệp. Ở đây đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có những chính sách nhằm bảo vệ, chăm sóc khách hàng của mình cũng như có các chính sách bảo hành, cam kết khi khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
-
Personalization: Cá nhân hóa
Khách hàng cảm thấy khi bản thân trải nghiệm với doanh nghiệp được theo yêu cầu cá nhân của riêng của họ. Lúc này khách hàng sẽ có những cảm nhận riêng biệt như những yêu cầu được doanh nghiệp chú trọng và đưa ra sản phẩm dành riêng cho họ. Khi khách hàng cảm thấy được tôn trọng, họ sẽ cảm thấy hài lòng và luôn trung thành với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đang cung cấp.
Bài viết về mô hình 5P trong marketing đã giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích trong việc ứng dụng vào doanh nghiệp mình. Chúc doanh nghiệp của bạn luôn thành công trên con đường phía trước!