Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Cùng tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời rõ ràng nhất về vấn đề này!
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHANH CHÓNG CẢI THIỆN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ
Hoạt động này được thiết kế cho nhóm tối đa là 10 người. Đây có thể là 1 nhóm các lãnh đạo hoặc các thành viên mong muốn trở thành lãnh đạo tốt hơn hoặc những lãnh đạo mới.
Hãy tập hợp nhóm và trao đổi với nhau về niềm tin của họ vào những điều người khác nhận thấy họ từ phía bên ngoài đội ngũ (có thể là công chúng nói chung, đối thủ cạnh tranh và những người khác bên trong tổ chức).
Từng thành viên sẽ viết xuống những mối băn khoăn của mình vào giấy note và cách thức để đội ngũ và tổ chức có thể cải thiện và tiến liên.
Cả nhóm cùng đọc và chia sẻ từng phiếu ghi chép của mọi người công khai (dán phiếu đó lên bảng trắng) và khoanh tròn hai hoặc ba vấn đề chính. Đó là những vấn đề đề cập trước tiên.
Một số ví dụ về các vấn đề thường hay được nêu ra là:
- Thiếu sự truyền thông, giao tiếp rõ ràng
- Hành vi ứng xử thiếu nhất quán
- Môi trường tiêu cực và không hứng thú
- Chúng ta không chia sẻ đủ thông tin với nhau
- Tinh thần chúng ta chống lại họ
Một khi đã thống nhất các vấn đề trong đội ngũ, cả nhóm sau đó phải nhất trí về một lĩnh vực cần tập trung cải thiện mỗi tuần. Hãy hỏi từng lãnh đạo xem cá nhân họ muốn làm gì để giải quyết vấn đề đó. Vào cuối buổi họp, từng lãnh đạo sẽ chủ động nhận trách nhiệm thực hiện:
1. Một hành vi lãnh đạo dành cho đội Nhóm hàng tuần x 1
2. Một hành vi lãnh đạo dành cho Cá nhân hàng tuần x 1
Điểm tập trung thống nhất phải mang tính hữu hình và có khả năng hành động. Ví dụ, nếu lĩnh vực tập trung của tuần là “Thiếu sự truyền thông, giao tiếp rõ ràng”, một hành vi lãnh đạo Nhóm hàng tuần có thể là từng lãnh đạo sẽ dành thời gian để tìm hiểu một điều thú vị về ai đó trong nhóm mà họ chưa thực sự hiểu. Các lãnh đạo sau đó phải báo cáo về cho nhóm và chia sẻ những điều mới mẻ, thú vị này với cả nhóm trong cuộc họp tuần. Đội ngũ cần lặp đi lặp lại hàng tuần, hoạt động này cho tới khi mỗi người đều có được sự thấu hiểu tuyệt vời về những thành viên trong nhóm của họ.
Một hành vi lãnh đạo cá nhân có thể là cải thiện khả năng quản lý thời gian, hoàn thành một số công việc đúng hạn hay nhận trách nhiệm chủ động tham gia một sự kiện xã hội. Tại mỗi cuộc họp, tất cả các lãnh đạo sẽ được yêu cầu lần lượt báo cáo về nhóm của mình cách thức họ thực hiện các hành vi chủ yếu đó.
Lý do chính chúng ta khiến các lãnh đạo phải tập trung vào hành vi lãnh đạo hữu hình đó là để tạo ra những nguồn lực và thói quen mới, bền vững - mang tính cá nhân và tập thể. Một khi các thói quen mới được hình thành, cả nhóm sẽ thay đổi cách thức hàng tuần.
Chúng ta cũng sẽ thống kê xem những ai thực hiện và mức độ thường xuyên. Báo cáo thống kê tuần nên được trình bày tại nhóm một cách thường xuyên. Báo cáo thống kê tuần nên được trình bày tại nhóm một cách thường xuyên (tôi gợi ý là 4 lần/ tuần). Điều này khuyến khích tinh thần trách nhiệm của mỗi người.
Khi phân tích các dữ liệu riêng biệt của đội tuyển thể thao, chúng tôi cũng biết được rằng khi đội nhóm thực hiện thành công những hành vi chủ yếu hàng tuần, họ chiến thắng trong thi đấu gần 90% thời gian. Một lần nữa, điều này minh chứng rằng đội ngũ giỏi nhất luôn có nhiều lãnh đạo chủ động.
BÀI TẬP HỖ TRỢ CÁC LÃNH ĐẠO TRẺ/ MỚI NỔI
Tập hợp danh sách những người chủ chốt trong tổ chức và phân bổ đều cho tất cả các lãnh đạo trong nhóm. Nếu bạn là một tổ chức lớn, mỗi lãnh đạo nên có 5 người trong nhóm họ hỗ trợ. Nếu là một tổ chức nhỏ, mỗi người có 1-2 người trong nhóm hỗ trợ. Yêu cầu duy nhất đó là họ không được phép chọn cùng nhóm với người báo cáo trực tiếp của mình, hoặc với bạn bè thân. Ý tưởng ở đây là ghép họ với những người trong tổ chức mà họ chưa biết nhiều về người đó. Chúng tôi muốn xây dựng hệ thống mối quan hệ chéo, rộng và xa hơn.
Bài tập này không nên vượt quá 25 phút để bố trí và thực hiện. Cuối cùng mỗi nhóm lãnh đạo sẽ có số lượng người trong nhóm đồng đều nhau. Cũng cần đảm bảo rằng nhóm lãnh đạo trẻ, ít kinh nghiệm hơn sẽ được xếp cùng nhóm với những thành viên trẻ và ít kinh nghiệm trong nhóm.
Bây giờ, khi từng lãnh đạo đã được phân công nhóm hỗ trợ, việc viết tên từng thành viên trong nhóm hỗ trợ xuống là rất quan trọng. Họ sẽ cùng tương tác lẫn nhau trong vòng 5 tuần. Tới thời điểm này, họ phải đánh giá, theo cách nhìn của mình, mức độ chất lượng mối quan hệ của họ với người lãnh đạo này, chấm theo thang điểm từ 1-10 (1 là nghèo nàn và 10 là tuyệt vời). Sau đó, họ sẽ quyết định xem họ có muốn duy trì tiếp mối quan hệ này sau khi kết thúc chương trình hay không.
Bài tập này hướng tới việc xây dựng các mối quan hệ thực chất hơn. Trong tất cả các giải vô địch ngoại hạng mà tôi liên quan, những đội tuyển liên tục chiến thắng thường có cảm giác thống nhất và thân thiện như gia đình. Điều này có được từ lòng tin. Trong những đội ngũ chiến thắng luôn có một cấp độ tin tưởng lẫn nhau cao hơn rất nhiều so với mức độ mà tôi quan sát thấy ở các đội không đạt được thành công. Để xây dựng được lòng tin này, bạn cần phải đầu tư cảm xúc, tình cảm của từng thành viên. Nếu như bạn không bao giờ dành thời gian để hiểu biết rõ về ai đó, làm sao họ có thể thực sự tin tưởng bạn, và làm sao bạn có thể tin tưởng họ? Tất cả các lãnh đạo đều được giao một thách thức là phải biết rõ đội ngũ hỗ trợ của mình và điều đó sẽ dẫn tới phá vỡ bất kỳ vấn đề nào không được giải quyết có thể phát sinh.
Mục đích là để xây dựng một nền văn hóa quan tâm. Điều này có thể là một bài tập khá thách thức với rất nhiều người, nhưng khi vài tuần trôi qua, bài tập đó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.