Lời khuyên mở rộng kinh doanh thời khủng hoảng từ COO có kinh nghiệm: “Kiểm tra vùng biển, đừng bỏ trứng vào một giỏ”



Chúng ta có thể sẽ thấy một cuộc suy thoái lớn vào cuối năm - một viễn cảnh tồi tệ đối với nhiều người - nhưng với tư cách là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chúng ta phải cố gắng tìm ra lót bạc*.
Cuộc khủng hoảng do COVID-19 đã tác động chưa từng có. Nền kinh tế đang rối loạn, hàng triệu người đã thất nghiệp, sức khỏe và phúc lợi của người dân toàn cầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ.
Một số doanh nghiệp thành công nhất của thế hệ chúng ta đã ra đời trong thời kỳ suy thoái, lấy ví dụ về IBM, Disney hay Microsoft. Thời điểm khó khăn thì càng cần thiết phải đổi mới. Chúng ta đã thấy các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp thích ứng và đối phó với những thách thức lớn gây ra bởi cuộc khủng hoảng này. Nhà sản xuất ô tô điện Tesla đang chế tạo máy thở để chống lại sự thiếu hụt toàn cầu và CEO của nền tảng chia sẻ phương tiện truyền thông Pinterest đã phát triển một ứng dụng di động để mọi người tự báo cáo các triệu chứng virus.
Trong khi đó, các biện pháp tự cô lập đã buộc phần lớn các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số - thứ mà có thể phải mất một đến hàng thập kỷ diễn ra chỉ trong vài tuần.

Mở rộng thông qua một cuộc khủng hoảng

Mặc dù có sự thay đổi đột ngột trong bối cảnh kinh tế của chúng ta, các nguyên tắc cơ bản xung quanh cách xây dựng doanh nghiệp ổn định, có lợi nhuận vẫn không thay đổi.
Mở rộng mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp khởi nghiệp là một cột mốc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó có một dấu hiệu cho thấy một công ty đã tìm thấy sự phù hợp với thị trường sản phẩm của mình và có thể sinh lãi. Tăng trưởng ổn định giúp một doanh nghiệp duy trì mạnh mẽ khi đi ra toàn cầu, nhưng chinh phục một thị trường không hề đảm bảo sẽ thành công ở một thị trường khác.
Mở rộng kinh doanh trong khủng hoảng
Thường xuyên mở rộng quy mô kinh doanh sang các thị trường mới trong điều kiện kinh tế bình thường đã là chinh phục những điều chưa biết, chứ đừng nói đến việc tiếp cận quá trình này trong thời kỳ không ổn định. Trong một cuộc khủng hoảng, việc mở rộng đặc biệt rủi ro, vì vậy bạn cần phải thực tế về việc liệu đây có phải là bước đi đúng đắn cho công ty của bạn bây giờ không.
Nếu bạn coi cơ hội lớn hơn rủi ro và nếu bạn có chiến lược đúng đắn, quy trình ra quyết định, mạng lưới hỗ trợ, tầm nhìn và cấu trúc, tăng trưởng bền vững trên thị trường toàn cầu có thể dẫn đến lợi nhuận đáng kể, từ quan điểm tài chính và uy tín.
Mặc dù suy thoái, các công ty công nghệ tài chính đang ở một cơ hội lớn. Việc đóng cửa do COVID-19 đã làm thay đổi đột ngột các mô hình kinh doanh, có nghĩa là nhu cầu về các dịch vụ trực tuyến, đặc biệt là các dịch vụ cho phép chuyển đổi kỹ thuật số hoặc các nền tảng mang lại lợi ích tài chính tăng lên.
Xem xét lại những giá trị mang lại cho công ty trong thời gian biến động do Covid-19. Ví dụ, các nền tảng thương mại đa tài sản như eToro đã trở nên hấp dẫn đối với những người muốn tìm hiểu một kỹ năng mới và tận dụng thị trường gấu*. Mua ngay, thanh toán sau làm doanh số bán hàng trực tuyến tăng vọt 97% trong những tháng gần đây. Với sức ép từ các ngân hàng, các doanh nghiệp gặp khó khăn đang chuyển sang cho vay thay thế như thị trường tài chính hóa đơn Crowdz để điều tiết dòng tiền. Tương tự, tại GoCardless, trọng tâm của họ đã chuyển sang giúp khách hàng, chẳng hạn như phòng tập thể dục và nhà cung cấp dịch vụ xoay vòng dịch vụ trực tuyến, cho phép họ tiếp tục giao dịch mặc dù đã đóng cửa kinh doanh.
Bạn không thể điều khiển một cuộc khủng hoảng, nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình và thích nghi với sự thay đổi. Giữ một tư duy nhanh nhẹn và luôn tìm kiếm cơ hội trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang thay đổi.

Kiểm tra vùng nước trước khi lặn

Không có hành trình kinh doanh nào để mở rộng thành công chỉ là sự sao chép. Đây là một thách thức quan trọng đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, ngay cả đằng sau họ có đội ngũ giàu kinh nghiệm.
Kiểm tra vùng nước trước khi lặn
Một phần của thử thách là không xác định - bạn không thể dự đoán được thị trường thành công của mình ở đâu cho đến khi bạn đạt được sự thành công đó. Để tìm được nơi đó, bạn cần đưa sản phẩm ra càng nhiều thị trường càng tốt, nhưng với việc hạn chế di chuyển và xuất khẩu, hãy lưu ý rằng điều này có thể khó khăn hơn bình thường.
Để giảm thiểu rủi ro, hãy bắt đầu với các thị trường có rào cản gia nhập thấp, đặc biệt là những thị trường tương tự như của bạn và có ý thức hạn chế chi tiêu, vận hành tinh gọn và giữ sự tương tác với khách hàng.
Bằng cách thử nghiệm thị trường với một sản phẩm khả thi tối thiểu cái mà được nội địa hóa phù hợp với từng thị trường, sẽ sớm thấy rõ khu vực nào phù hợp nhất cho sản phẩm của bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn thất bại trong một thị trường, hãy ghi lại lý do để học hỏi và tiến lên nhanh chóng. Nếu nó phát triển mạnh ở một thị trường khác, bạn có thể tự tin đầu tư nhiều tiền hơn.
Thực hiện phương pháp này có nghĩa là bạn có nhiều cơ hội để thành công và quan trọng hơn là phân chia rủi ro vào các thị trường khác nhau để bảo vệ doanh nghiệp của bạn trong lâu dài.
Chia nhỏ rủi ro
Tất nhiên, không thể lấy một doanh nghiệp để quy chụp cho tất cả. Các yếu tố như múi giờ, văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp và loại sản phẩm đặt ra những thách thức đáng kể cho mỗi công ty, nhất là trong cuộc khủng hoảng COVID-19 hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có nhiều cơ hội để phát triển, chuyển động và tham gia vào các thị trường mới, đặc biệt là khi nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi. Với tốc độ, thái độ và con người đúng đắn, việc mở rộng tầm nhìn của bạn có thể rất đáng để đầu tư.
Lót bạc*: một phép ẩn dụ cho sự lạc quan, có nghĩa là sự xuất hiện tiêu cực có thể có một khía cạnh tích cực.
Thị trường gấu*: thị trường giá xuống
Nguồn: Dịch entrepreneur.com
 
Bài viết liên quan
Làm thế nào để xây dựng câu chuyện thương hiệu kết nối được cảm xúc người mua

Làm thế nào để xây dựng câu chuyện thương hiệu kết nối được cảm xúc người mua. Tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng ở mức độ sâu hơn có thể làm tăng lòng trung thành và cả doanh thu.

  • 11, Tháng 6, 2020 lúc 10:22
Phân biệt khách mua hàng và khách hàng?

Khách hàng và khách mua hàng là 2 tầng khách hàng quan trọng của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có thói quen gộp 2 tầng khách hàng lại với nhau và gọi chung là khách hàng. Với quan điểm kinh doanh hiện đại của thế giới, phân chia các tầng khách hàng này giúp chúng ta ...

  • 6, Tháng 4, 2020 lúc 10:43
Chăm sóc khách hàng mục tiêu sao cho hiệu quả?

Nhiều doanh nghiệp đau đầu với bài toán họ phải làm gì để khách hàng mục tiêu hài lòng. Một trong những điều quan trọng là chăm sóc khách hàng. Cùng đi tìm hiểu cách chăm sóc khách hàng mục tiêu sao cho hiệu quả!

  • 3, Tháng 4, 2020 lúc 09:21
Bật mí phương pháp chăm sóc khách hàng tiềm năng hiệu quả?

Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn biến khách hàng tiềm năng của mình thành những khách mua hàng cho doanh nghiệp. Phương pháp chăm sóc khách hàng tiềm năng hiện giờ của doanh nghiệp có thật sự tốt? Cùng đi tìm câu trả lời nhé!

  • 3, Tháng 4, 2020 lúc 09:04
7 bước để có được khách hàng trung thành

Bất cứ một chủ doanh nghiệp nào thì đều mong muốn có những người hâm mộ (Raving Fan). Raving fan là khách hàng trung thành với bạn và sẵn sàng giới thiệu về bạn với người khác. Để có Raving Fan không hề dễ dàng và bạn đã sẵn sàng để thử thách!

  • 28, Tháng 3, 2020 lúc 10:02
BESbswy